Tích hợp AI vào camera an ninh

Tích hợp AI vào camera an ninh

Trung Quốc tích hợp AI vào camera an ninh giúp hỗ trợ bắt tội phạm. Camera giám sát ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Camera thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo. AI đang dần được ứng dụng rộng rãi hơn vào đời sống và nay là cả hệ thống giám sát an ninh. Tuy nhiên nếu không cẩn thận, đây có thể là con dao hai lưỡi nếu AI bị một thế lực xấu lợi dụng cho những điều mờ ám.

Hệ thống camera giám sát giờ đây đã trở thành một thứ không thể thiếu tại các giao lộ, đường phố, ngân hàng hay ngay ở chính cửa nhà của mỗi gia đình. Tuy nhiên xu hướng sử dụng camera an ninh kết hợp cùng trí tuệ nhân tạo chỉ mới xuất hiện gần đây.

Cụ thể, đài truyền hình TW Trung Quốc CCTV đã tích hợp trí tuệ nhân tạo vào hệ thống camera an ninh, giúp hỗ trợ và kiểm soát tình hình tội phạm tại Trung Quốc.

IC Realtime (Mỹ) và giải pháp phần mềm Ella là đơn vị cung cấp hệ thống kiểm soát tội phạm bằng AI cho CCTV và các cơ quan chức năng nước này. Theo Futurism, phần mềm Ella chạy trên nền tảng Google Cloud, sử dụng AI để phân tích cảnh quay và trả về kết quả tìm kiếm dựa vào hàng trăm ngàn truy vấn bằng ngôn ngữ tự nhiên. Ella cho phép người dùng có thể tìm kiếm một thứ gì đó thông qua dữ liệu cảnh quay bằng cách tập trung truy tìm các dấu hiệu quan trọng như màu sắc quần áo hay hình dạng, biển số ôtô.

Cảnh quay sau đó sẽ được sắp xếp lại dựa theo khoảng thời gian, tổng hợp lại dưới dạng biểu đồ và xếp hạng dữ liệu để cải thiện chất lượng truy vấn trong tương lai. Ella không sở hữu quá nhiều chức năng nhưng giải pháp phần mềm ứng dụng AI này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với công tác giám sát và thực thi pháp luật. Các nhà điều tra sẽ không còn mất hàng giờ chỉ để rà soát lại những đoạn băng ghi hình hay chia lực lượng để truy tìm đối tượng khả nghi. Thay vào đó, Ella sẽ giúp giảm đáng kể thời gian tìm ra và bắt giữ nghi phạm.

Ngoài phục vụ công tác điều tra an ninh, IC Realtime cũng nhắm tới nhóm khách hàng doanh nghiệp và cả người tiêu dùng cá nhân muốn bảo vệ tài sản gia đình hoặc tài sản công ty. Theo The Verge, IC Realtime không phải là công ty đầu tiên phát triển công nghệ AI hỗ trợ giám sát thông qua camera.

Trong khi IC Realtime cung cấp các phân tích dữ liệu dựa vào dữ liệu đám mây và phần mềm thì đã có nhiều công ty khác tích hợp trực tiếp cả AI vào trong phần cứng, đơn cử như Boulder AI.

Lợi ích lớn nhất của việc tích hợp AI vào trong phần cứng là việc không bị phụ thuộc vào kết nối Internet. Công nghệ giám sát ứng dụng AI có thể trở thành con dao hai lưỡi nếu sử dụng sai mục đích. Nhiều người tỏ ra hoài nghi về những chiếc camera an ninh trong tương lai có thể bị lạm dụng trở thành một công cụ giám sát tiêu cực, phục vụ cho những mưu đồ xấu nhằm theo dõi tất cả mọi người.

Ở Trung Quốc, một nơi có hơn 170 triệu camera của kênh truyền hình TW Quốc gia CCTV và dự kiến có thể tăng lên hơn 400 triệu camera vào năm 2020, nguy cơ hệ thống giám sát bị lạm dụng là rất cao.

Mới đây, phóng viên John Sudworth của đài BBC đã quyết định thử xem khả năng phát hiện khuôn mặt của hệ thống camera giám sát tại Trung Quốc nhanh đến như nào. Và kết quả khá bất ngờ, chỉ mất chưa đầy 7 phút, trí tuệ nhân tạo và hệ thống camera giám sát đã phát hiện ra John Sudworth tại sân bay khi anh đang cầm trên tay chiếc gậy selfie để quay video.

Cũng chính bởi tốc độ truy tìm đối tượng nhanh chóng nên hệ thống giám sát ứng dụng AI có nguy cơ bị chính phủ thao túng và lạm dụng rất lớn. Trên khắp Trung Quốc, camera trang bị AI được sử dụng khá rộng rãi, một số có thể phát hiện khuôn mặt, ước tính tuổi tác và giới tính. Những chiếc camera an ninh đặc biệt này sử dụng dữ liệu xác thực cá nhân hay mối quan hệ của mỗi người để xác định khuôn mặt và danh tính.

Theo chia sẻ của những người trong cuộc, hệ thống giám sát trên sẽ chỉ trích xuất dữ liệu khi có ai đó cần giúp, ngược lại sẽ không có bất cứ dữ liệu nào được thu thập. Nhưng đó mới chỉ là thông tin một chiều và ít ai dám khẳng định rằng, những dữ liệu giám sát hoặc thu thập trên không bị lợi dụng vào một mục đích nào khác.

Ella mang tới tiềm năng ứng dụng công nghệ vào việc hỗ trợ cảnh sát bắt giữ tội phạm rất hiệu quả. Nhưng bù lại, sự riêng tư của mỗi người dân giờ đây sẽ không còn nếu không muốn nói là bị giám sát 24/7.

Tuy nhiên cho tới lúc hệ thống giám sát đạt tới cấp độ cao nhất, xã hội chắc chắn sẽ phải cân nhắc và quyết định họ muốn điều gì. Tự do hay hiệu quả đem lại. Camera áp dụng phần mềm AI, dự kiến thiết bị sẽ được sử dụng trong Olympic 2020 tại Nhật Bản.

Liên hệ Stavix smart home hoặc SLA để hỗ trợ hệ thống CCTV tích hợp AI vào camera an ninh.

(theo vnReview)

Bài viết liên quan